TRẢ LỜI:
Ho có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân thường gặp:
Trong trường hợp cháu bị ho lâu như vậy, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời; tránh để lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh ho gà, nên chủ động cho bé tiêm nhắc lại vắc-xin ho gà trong giai đoạn bé từ 4 – 6 tuổi.
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
(y) Quý khách Like Page để cập nhật thông tin tin y tế về chăm sóc trẻ và tình trạng vắc xin nhanh nhất!
PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN VÀ DỊCH VỤ POLYVAC
➽☎️024. 3646 3585 # 0983.0169.7
♻️
⏰ Lịch làm việc Mùa Đông: Làm việc Tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và CN. Sáng 8h00 -11h30, Chiều 13h30 -17h tất cả các ngày trong tuần.
➽⛳ Số 418 phố Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Tp.Hà Nội.
TRẢ LỜI:
Chào bạn, xét nghiệm kháng thể sau tiêm chủng để đánh giá hiệu quả chỉ cần thiết trong những trường hợp có nguy cơ cao nhiễm bệnh như:
Nếu thuộc vào những trường hợp trên thì bạn nên đi xét nghiệm Anti-HBs sau 1–2 tháng tính từ mũi tiêm cuối. Riêng đối với trường hợp trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm Viêm gan B thì nên làm xét nghiệm sau thời điểm 9 tháng vì kháng thể Anti-HBs có thể truyền từ mẹ sang con lúc mang thai làm sai lệch ý nghĩa của kết quả.
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Sẽ không nguy hiểm, mẹ nhé! Vắc-xin phòng ngừa bệnh Viêm gan B được xem là an toàn cho dù có tiêm thêm mũi vắc-xin.
Bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để tư vấn, và xét nghiệm nồng độ kháng thể Anti-HBs. Nếu cần thiết, bé vẫn có thể tiêm thêm một liều hay tiêm toàn bộ liệu trình 3 mũi (như trường hợp không xác định đã từng tiêm hay chưa).
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Không cần thiết phải tiêm lại từ đầu, mẹ nhé! Nếu bị trễ ở mũi thứ 2, bé cần sắp xếp tiêm mũi này càng sớm càng tốt, mũi thứ 3 sau đó phải cách mũi thứ 2 ít nhất 8 tuần. Nếu bị trễ ở mũi thứ 3, bé chỉ cần tiêm nhắc lại mũi này càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, trong trường hợp tiêm trễ hơn so với lịch tiêm chủng được đề nghị, đáp ứng miễn dịch sẽ không như trường hợp tiêm đúng lịch và cũng sẽ chậm có tác dụng bảo vệ hơn. Nếu tiêm đầy đủ và đúng theo lịch tiêm chủng đươc đề nghị, bé của bạn sẽ được bảo vệ tối đa sau khoảng 6 tháng tính từ mũi đầu.
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Theo thông tin của chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng, tiêm vắc-xin Viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ nhằm mục đích phòng chống lây truyền vi-rút Viêm gan B từ mẹ sang con. Đây là chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và là chỉ đạo của Bộ Y tế Việt Nam, Chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng Quốc gia đối với việc phòng chống bệnh Viêm gan B.
Việc tiêm vắc-xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao. Với mũi tiêm đầu trong 24 giờ sau khi sinh, bé có khả năng phòng được 85–90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con. Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày xuống còn 50–57% và khó đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.
Các mũi vắc-xin Viêm gan B được tiêm sau đó là để phòng phơi nhiễm trong tương lai, còn mũi sơ sinh cần tiêm càng sớm càng tốt nhằm mục đích bảo vệ trẻ sơ sinh đã phơi nhiễm với vi-rút ngay khi sinh. Đây là một cuộc đua giữa sự nhân lên của vi-rút và vắc-xin tạo ra kháng thể kịp thời bắt lấy vi-rút đang có trong cơ thể. Do đó, tại nhiều quốc gia, bé được cho tiêm ngay trong vòng 12 giờ. Cơ chế này giống như tiêm vắc-xin phòng bệnh dại là tiêm ngay khi nghi bị chó, mèo dại cắn.
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Các tác dụng phụ thường gặp nhất sau khi tiêm phòng vắc-xin cúm, cho cả trẻ em và người lớn là đau vùng da tại chỗ tiêm. Bé cũng có thể bị sốt nhẹ, cảm giác đau nhức, mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể kéo dài khoảng 2 ngày và tự hết.
Tiêm phòng cúm rất hiếm khi gây phản ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bé bị sốt cao, nổi mề đay, sưng mặt, khó thở, tim đập nhanh… vài phút hoặc vài giờ sau tiêm thì cần phải đến bệnh viện để được theo dõi và xử trí thích hợp.
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Sau khi tiêm ngừa khoảng hai tuần, vắc-xin sẽ có hiệu quả bảo vệ thường trong khoảng một năm. Một số trường hợp sau khi tiêm ngừa vẫn có thể bị cúm hoặc có những triệu chứng giống cúm do một trong các lý do sau đây:
Hiện nay, các điểm tiêm phòng của nước ta đã có các loại vắc-xin để ngừa các chủng vi-rút cúm phổ biến nhất như cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và một tuýp cúm B. Nên cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên tiêm phòng cúm mỗi năm một lần vì vắc-xin phòng cúm chỉ có hiệu quả miễn dịch trong 1 năm. Vắc-xin cúm thường chứa các vi-rút cúm bất hoạt nghĩa là không còn khả năng gây bệnh do tiêm vắc xin.
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Vi rút cúm khác với các loại vi rút khác, chúng có tính biến đổi rất cao. Do vi-rút cúm có thể biến đổi chủng hàng năm nên mỗi năm Tổ chức Y Tế Thế Giới sẽ xem xét và đưa ra khuyến cáo các chủng cúm lưu hành nhiều nhất để đưa vào trong vắc-xin cúm lưu hành cho mỗi năm. Chủng vi rút cúm năm nay có thể khác so với năm trước. Một vắc-xin cúm sẽ bảo vệ cơ thể chống lại ít nhất 3 chủng vi-rút cúm phổ biến nhất. Do vậy, để được bảo vệ tốt nhất, mọi người nên tiêm phòng cúm mỗi năm một lần.
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Tóm tắt về trường hợp “gia đình 3 người mắc cúm mùa, một người tử vong ở TP.HCM”: ngày 06/07/2017, tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết trên địa bàn TP vừa có một nữ bệnh nhân (38 tuổi, Q.Tân Phú) tử vong do nhiễm vi-rút cúm B (cúm mùa). Kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur TP.HCM xác định vợ chồng bệnh nhân nhiễm cúm B. Người con điều trị ngoại trú tại BV Nhi đồng 1 cũng được xác định mắc cúm B. (Báo Thanh Niên, mục đời sống, ngày 7/7/2017).
Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi rút cúm. Có hai loại vi-rút cúm chính: Cúm A và Cúm B gây bệnh ở người và gây ra các đợt dịch cúm mùa hàng năm. Bệnh cúm có thể có triệu chứng từ nhẹ đến nặng đôi khi cần phải nhập viện điều trị và nhiều trường hợp diễn tiến rất nặng dẫn đến tử vong. Ở một số người bao gồm người già, trẻ nhỏ, người có các bệnh lý mạn tính trước đó như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh phổi mạn tính … nguy cơ nhiễm cúm hay có biến chứng nặng khi nhiễm cúm cao hơn những người khác.
Mọi người thường nhầm lẫn bệnh cúm với cảm lạnh. Bệnh cúm nguy hiểm hơn vì dễ gây ra những biến chứng nghiêm trọng có thể tử vong. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới, cứ mỗi phút lại có một người tử vong vì cúm. Do cúm là bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin cúm mùa, hãy chắc chắn bạn và gia đình đã được tiêm ngừa cúm mỗi năm để có sự bảo vệ hiệu quả!
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Biểu hiện các giai đoạn của bệnh Ho gà:
Trong cơn ho: trẻ ho từng chập 15–20 tiếng ho liên tiếp, không kìm được, lưỡi đẩy ra ngoài, chảy nước mắt. Về sau tiếng ho yếu dần, có trường hợp trẻ tím tái do ngừng thở trong cơn ho, thậm chí tử vong.
Sau cơn ho: trẻ bơ phờ mệt mỏi, nôn, vã mồ hôi, thở nhanh, mặt phù nề và mi mắt phù mọng.
Để phân biệt chính xác giữa bệnh Ho gà với ho thông thường, bạn cần đưa con đi khám sớm tại các cơ sở y tế.
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Hầu hết các phản ứng tại chỗ cũng như toàn thân sau tiêm ngừa vắc-xin thường ở mức nhẹ hoặc trung bình và xuất hiện trong vòng 2- 3 ngày như:
Các phản ứng phụ sau tiêm vắc-xin ít hơn khi sử dụng vắc-xin phối hợp chứa thành phần vô bào.
Sau khi tiêm chủng, mẹ cần chú ý theo dõi trẻ, cho trẻ bú đầy đủ, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Theo dõi sát nhiệt độ của trẻ, khi trẻ sốt cần phải đo nhiệt độ, lau mát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Cho con tham gia tiêm vắc-xin đúng theo thời hạn của lịch tiêm chủng quốc gia luôn là lời khuyên tối ưu dành cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp và một số loại vắc-xin có thể trì hoãn mà không gây ảnh hưởng đến tác dụng bảo vệ. Thời gian có thể trì hoãn tùy thuộc vào loại vắc-xin và lịch tiêm chủng khuyến cáo. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể cho bé.
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html