TRẢ LỜI:
Sau khi tiêm chủng, trẻ cần phải ở lại 30 phút tại điểm tiêm để các cán bộ y tế theo dõi. Các phản ứng như sốt nhẹ (dưới 38,5 độ), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại vết tiêm, quấy khóc là những phản ứng hết sức bình thường.
Mẹ KHÔNG nên dùng thuốc mẹo cho bé uống hay đắp lòng trắng trứng gà, khoai tây hoặc miếng dán hạ sốt trực tiếp lên vết tiêm vì những phương pháp này chưa được xác định độ tin cậy và có thể gây ra những phản ứng khác không mong muốn. Mẹ hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm mẹ nhé!
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Ở một số trường hợp, trẻ có thể gặp phải các phản ứng hiếm gặp khác và không mong muốn. Bố mẹ phải nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn.
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Sau khi trẻ tiêm chủng xong, mẹ không nên đưa trẻ về ngay mà cần ở lại theo dõi 30 phút để đề phòng việc trẻ bị sốc phản vệ.
Nếu trẻ không có bất kỳ phản ứng nào, mẹ có thể đưa con về nhà nhưng vẫn cần theo dõi thêm. Theo dõi xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào.
Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc-xin kết hợp.
Ở những trẻ cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự biến mất sau 6–8 tiếng. Lúc này, mẹ cần chườm mát lên vết tiêm của trẻ (không chườm nóng) để giảm đau, cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.
Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.
Cần lưu ý, hiện nay một số mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm nhằm mục đích giảm đau, sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.
Trường hợp trẻ sốt nhẹ, sốt 37–38 độ C, mẹ có thể dùng các biện pháp hạ nhiệt, như lau mát... Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, hãy giữ bé trong lòng giúp bé bình tĩnh bằng cách vỗ về và trò chuyện với bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm bé mất tập trung bằng cách cho bé bú ti hoặc ngậm núm vú giả để bé không cảm thấy đau và ít khóc.
Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé tiêm vắc-xin kết hợp chứa thành phần vô bào, sẽ ít gây phản ứng phụ như sưng, tấy... và bé của bạn cũng sẽ ít bị quấy khóc hơn sau khi tiêm.
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Khi nào vắc xin bắt đầu có tác dụng bảo vệ? Thời gian bảo vệ của vắc xin này là bao lâu?
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Mẹ nên chú ý quan sát kỹ:
Nếu cẩn thận, bạn hãy xin nhân viên y tế cho mình giữ lại vỏ của sản phẩm thuốc đã tiêm cho bé, tham khảo thông tin về tác dụng bảo vệ cũng như các tác dụng phụ phổ biến sau tiêm nếu có để chuẩn bị tốt hơn.
Trong trường hợp bé gặp bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn sau khi tiêm, bạn hãy nhờ bác sĩ tư vấn ngay nhé!
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Vắc-xin đã được nghiên cứu và phát minh để tạo miễn dịch tốt nhất cho trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm, mà vẫn đảm bảo không gây quá tải hệ miễn dịch của trẻ. Các loại vắc xin phối hợp là phát minh tiên tiến của ngành y tế, giúp giảm bớt mũi tiêm cho bé, giúp mẹ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Bé cũng sẽ sớm hoàn thành lịch tiêm chủng; và quan trọng là hạn chế số lần tiêm, vốn là điều trẻ rất sợ.
Hiện nay, vắc-xin kết hợp phòng các bệnh nhiễm trùng cho trẻ nhỏ có 2 dạng: chứa thành phần ho gà vô bào; và chứa thành phần ho gà toàn bào. Tiêm cho trẻ vắc-xin kết hợp chứa thành phần ho gà vô bào ít gây phản ứng tại chỗ (đau, đỏ, sung, tại nơi tiêm) và toàn thân (sốt).
Nguồn:http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Làm cha mẹ, ai cũng rất lo lắng, xót xa khi con bị sốt, mệt mỏi sau tiêm. Tuy nhiên các mẹ đừng quá lo lắng vì sốt là một trong những phản ứng thường gặp nhất sau khi tiêm chủng.
Thường phản ứng phụ chỉ có ở 1 trong 4 trẻ, xảy ra ngay sau khi tiêm chủng và sẽ hết trong 1-2 ngày. Mẹ yên tâm đây không phải là triệu chứng của bệnh mà là phản ứng bình thường của cơ thể với vắc-xin để tạo miễn dịch cần thiết. Trong trường hợp phản ứng phụ kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác mẹ nhé.
Khi bé bị sốt sau tiêm, mẹ nên làm những việc sau nhé:
Tiêm chủng là việc cần thiết cho sức khoẻ của trẻ, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để tiêm phòng đầy đủ theo lịch.
Ngoài ra, để hạn chế những phản ứng phụ gây ra, mẹ có thể cho bé tiêm vắc-xin kết hợp chứa thành phần vô bào.
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Mỗi loại vắc-xin chống chỉ định với từng nhóm trẻ khác nhau. Ví dụ: vắc-xin phòng lao nên được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi; nhưng đối với những trẻ sinh non, cân nặng dưới 2,5 kg thì có thể phải tạm thời lùi thời điểm tiêm dựa theo ý kiến của bác sĩ khi khám tiêm chủng.
Một số trường hợp khác trẻ cũng cần tạm hoãn tiêm phòng, như khi trẻ đang mắc bệnh cấp tính, có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy; trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch...
Do đó, trước khi đi tiêm phòng cho trẻ, mẹ cần tìm hiểu bằng cách trao đổi với bác sĩ về tình hình hiện tại của trẻ để được tư vấn cụ thể nhé!
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Trong những ngày lạnh hoặc mưa phùn, bố mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng cần chú ý giữ ấm cơ thể của trẻ. Tránh việc khí lạnh xâm nhập khiến trẻ dễ mắc cách bệnh liên quan đến đường hô hấp. Lúc này, bố mẹ cần đảm bảo chân, tay, phần đầu và người trẻ đủ ấm, không để trẻ bị thấm nước mưa.
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Mẹ nên cho con tiêm chủng vào buổi sáng là tốt nhất. Bởi nếu tiêm vào buổi chiều, mẹ sẽ phải vất vả hơn nếu trẻ xảy ra các phản ứng như khóc quấy, sốt vào ban đêm. Ban ngày việc giải quyết các rắc rối sau tiêm nếu có sẽ đơn giản hơn nhiều.
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html
TRẢ LỜI:
Khi cho trẻ đi tiêm chủng, mẹ cần lưu ý:
Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt... mẹ nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời trong tình huống khẩn cấp.
Nguồn: http://hieuvetiemchung.hoibsgiadinh.com/hoi-chuyen-gia.html