Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang cảnh báo sự gia tăng đáng kể dịch bệnh sởi tại các nước châu Âu trong nửa đầu năm 2018. Ở Việt Nam, từ đầu năm 2018 cũng ghi nhận nhiều ca bệnh sởi, trong đó, tỷ lệ trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tăng cao. Phóng viên Tạp chí BHXH đã có cuộc trao đổi với GS. TS. Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Đăng Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) về căn bệnh này cũng như cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất cho trẻ.
Trong những ngày vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng 2 phát hiện một số trẻ đang điều trị tại bệnh viện có triệu chứng sốt, nổi phát ban. Đây là tình trạng tăng đột biến ca sởi tại một bệnh viện tuyến cuối của miền Nam. Trước tình hình vậy, Sở Y tế TPHCM vừa có chỉ đạo khẩn cấp với các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố về công tác phòng chống và giám sát các ca bệnh.
Thời gian qua xuất hiện nhiều ca bệnh mắc sởi tại các địa phương như: Sơn La, Lai Châu, nhiều nhất là tại Hà Nội.
Từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận gần 30.000 trường hợp mắc tay chân miệng, trên 37.000 trường hợp sốt xuất huyết, đặc biệt số mắc sởi tăng cao so với cùng kỳ của năm 2017 với gần 800 trường hợp mắc và đã ghi nhận 01 trường hợp tử vong tại Hưng Yên. Tại Hà Nội từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 315 trường hợp mắc sởi , số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2017, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
Theo báo cáo tình hình dịch bệnh tuần vừa qua của Sở Y tế Hà Nội (từ ngày 06/8/2018 đến 12/8/2018), trên địa bàn thành phố đã có 1 ca tử vong do dại và 1 ca tử vong vì liên cầu lợn.
Từ đầu năm đến nay Hà Nội đã có 315 trường hợp mắc sởi. Các chuyên gia nhận định bệnh sởi có xu hướng gia tăng, hầu hết trẻ mắc chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh.
Theo Trung tâm y tế Dự phòng Hà Nội, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận hơn 240 ca mắc sởi, trong khi cả năm 2017 mới có 60 trường hợp. Đây là điều đáng báo động, lo ngại nguy cơ bùng phát dịch vì bệnh sởi rất dễ lây lan.
Phòng Tiêm chủng và Dịch vụ POLYVAC xin trân trọng gửi tới Quý khách hàng lịch nghỉ làm việc để sửa chữa phòng tiêm như sau:
LỊCH NGHỈ LÀM VIỆC
- Từ ngày Thứ 4 18/07/2018 đến hết ngày 26/07/2018
- Bắt đầu làm việc từ Thứ 6 ngày 27/07/2018
HOTLINE: 0983.0169.07
Xin trân trọng thông báo!
Từ năm 1997 người ta bắt đầu băn khoăn về vắc-xin gây ra dị ứng. Một nghiên cứu trên 2.100 trẻ em ở độ tuổi 5-6 đã chứng minh rằng vắc-xin chống lại dị ứng.
Vắc xin được sử dụng để tạo miễn dịch cho cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng như bệnh bại liệt, viêm gan và ho gà,…
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, vi rút cúm A/H1N1 đặc biệt sống lâu trong môi trường nước; có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Do đó, các hồ bơi trong các khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường cho vi rút phát triển…
Thời gian gần đây, trên địa bàn các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên rải rác ghi nhận các ca nhiễm cúm A/H1N1. Mặc dù, cúm A/H1N1 đã lưu hành như cúm mùa thông thường, nhưng vẫn ghi nhận trường hợp tử vong.