Pneumo 23

Nhà sản xuất Sanofi Pasteur
Thành phần Mỗi liều 0,5ml: Polysaccharide của Streptococcus pneumoniae (gồm 23 týp huyết thanh 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19A, 19F, 20, 22F, 23F, 33F) 25mcg.
Các chất khác: Dung dịch đệm phenol chứa phenol, sodium chloride, dihydrate disodium phosphate, dihydrate monosodium phosphate, và nước pha tiêm.
Chỉ định/Công dụng PNEUMO 23 là một vắc-xin, được chỉ định để phòng ngừa viêm phổi do Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) và các nhiễm khuẩn nặng do Phế cầu khuẩn (ví dụ như nhiễm khuẩn huyết hay viêm màng não) do các týp huyết thanh của Phế cầu khuẩn có trong thành phần của vắc-xin.
PNEUMO 23 được chỉ định cho những người từ 2 tuổi trở lên có nguy cơ cao nhiễm Phế cầu khuẩn cùng biến chứng kèm theo.
Nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao:
+ Người từ 65 tuổi trở lên,
+ Bệnh nhân có miễn dịch bình thường (immunocompentent) đang mắc các bệnh mạn tính (bệnh tim mạch, bệnh phổi, bệnh đái tháo đường, nghiện rượu, xơ gan),
+ Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch: cắt lách hay rối loạn chức năng lách (splenic dysfunction), bệnh hồng cầu hình liềm (sickle-cell disease), bệnh Hodgkin, u lympho, đa u tủy, suy thận mạn tính, hội chứng thận hư và cấy ghép tạng,
+ Bệnh nhân nhiễm HIV có triệu chứng hay không có triệu chứng,
+ Bệnh nhân bị rò dịch não-tủy.
Nhóm đặc biệt: những người sống trong các môi trường tập thể hay môi trường làm việc có nguy cơ nhiễm Phế cầu khuẩn không xác định hoặc bị các biến chứng do nhiễm khuẩn cao (ví dụ người cao tuổi điều trị tại bệnh viện, người sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội, …).
Những người có nguy cơ cao nhiễm Phế Cầu Khuẩn cần tiêm vắc-xin Phế cầu để phòng bệnh được xác định theo khuyến cáo của cơ quan chức năng.
Vắc-xin này không hiệu quả trong phòng ngừa viêm tai giữa cấp tính, viêm xoang và các nhiễm khuẩn hô hấp trên thông thường khác.
Liều lượng & Cách dùng Liều dùng
Chủng ngừa cơ bản: người lớn và trẻ em tiêm liều 0,5 ml.
Nếu cần tái chủng: tiêm liều 0,5 ml.
Tần số tiêm: Theo các hiểu biết hiện nay, không khuyến nghị việc tái chủng một cách hệ thống cho những người đã tiêm liều đầu tiên (chủng ngừa cơ bản). Thời gian cách quãng giữa hai liều và sự cần thiết tái chủng phải được xác định theo khuyến nghị của cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, việc tái chủng được khuyến cáo ở những người có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn do Phế cầu (ví dụ như người cắt lách), hay ở những người mà nồng độ kháng thể giảm rõ rệt (ví dụ như người bị hội chứng thận hư, suy thận hay ghép tạng) đã được tiêm vắc-xin Phế cầu quá 5 năm.
Việc tái chủng trong vòng 3 đến 5 năm cũng được khuyến cáo cho trẻ dưới 10 tuổi bị hội chứng thận hư, cắt lách hay các tình trạng làm giảm nồng độ kháng thể.
Cách dùng và đường dùng: Nên tiêm bắp (IM), tuy nhiên cũng có thể tiêm dưới da (SC).
+ Lắc trước khi sử dụng.
+ Không tiêm vào mạch máu.
+ Trước khi tiêm bất kỳ một sinh phẩm nào, người có trách nhiệm thực hiện việc tiêm chủng phải chuẩn bị sẵn sàng tất cả các biện pháp phòng ngừa để xử trí trong trường hợp người được tiêm bị dị ứng hay bị các phản ứng khác. Giống như khi sử dụng các vắc-xin bằng đường tiêm khác, các phương tiện y khoa để điều trị và giám sát y khoa phải luôn luôn sẵn sàng để xử trí trong trường hợp người được tiêm bị sốc phản vệ hay bị phản ứng dị ứng nặng.
Thận Trọng – Không được tiêm vắc-xin này vào mạch máu.
– Nếu sắp cắt lách hay bắt đầu một trị liệu gây suy giảm miễn dịch (hóa trị hay các cách điều trị khác), nên tiêm vắc-xin này ít nhất là 2 tuần trước khi phẫu thuật cắt lách hay bắt đầu việc điều trị gây suy giảm miễn dịch.
– Nếu đang áp dụng một điều trị, mà việc điều trị này làm suy giảm miễn dịch thì đáp ứng tạo kháng thể có thể bị giảm do việc trị liệu này, bác sĩ sẽ quyết định xem có nên hoãn việc tiêm vắc-xin lại cho đến khi kết thúc việc trị liệu hay không.
– Nếu bị suy giảm miễn dịch thường xuyên (suy giảm miễn dịch mạn tính), ví dụ như bị AIDS, có thể bác sĩ sẽ khuyên nên chủng ngừa, dù đáp ứng miễn dịch bị hạn chế.
– Đã từng nhiễm Phế cầu khuẩn, dù chẩn đoán xác định hay nghi ngờ, thì không phải là chống chỉ định tiêm vắc-xin và bác sĩ có thể quyết định cho chủng ngừa.
– Thường không khuyến cáo tiêm lại PNEUMO 23 cho người đã được tiêm chủng trong vòng 3 năm trở lại đây. Nếu có nguyên nhân đặc biệt thì bác sĩ quyết định việc cần phải tái chủng đúng theo các hướng dẫn ghi trong phần “Liều dùng”.
– Nếu bị rối loạn về máu (ví dụ mắc bệnh ưa chảy máu hay xuất huyết do giảm tiểu cầu), hay đang dùng thuốc chống đông máu.
– Trước khi tiêm vắc-xin, bác sĩ sẽ hỏi người được tiêm hay cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ dự định tiêm vắc-xin về tình trạng sức khỏe, tiền căn về tiêm chủng của cá nhân và gia đình và các tác dụng không mong muốn đã gặp sau khi tiêm vắc-xin.
Ở những người đã từng bị phản ứng dị ứng (nặng hay nghiêm trọng) trong vòng 48 giờ sau khi tiêm một vắc-xin có chứa thành phần tương tự, bác sĩ sẽ xem xét cẩn thận việc tiêm vắc-xin.
Tương tác của vắc-xin với các thuốc khác và các dạng tương tác:
– Ở người lớn, vắc-xin này có thể được tiêm cùng lúc với vắc-xin cúm tại một vị trí khác và bằng bơm kim tiêm khác.
– Ở trẻ em, chưa có tài liệu về việc tiêm PNEUMO 23 cùng với các vắc-xin trẻ em khác.
Có thai và cho con bú sữa mẹ:
+ Có thai:
· Trên động vật, không có dữ liệu về khả năng gây dị dạng.
· Ở người, không có đủ dữ liệu liên quan cho phép đánh giá việc tiêm vắc-xin này trong thai kỳ có thể có nguy cơ gây dị dạng hay độc cho phôi thai.
Như một biện pháp thận trọng, tránh chỉ định vắc-xin này cho phụ nữ đang mang thai trừ trường hợp có nguy cơ cao.
+ Cho con bú sữa mẹ: Vắc-xin này có thể dùng khi đang cho con bú sữa mẹ.
Lái xe và vận hành máy móc: Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của việc tiêm vắc-xin đến khả năng lái xe hay vận hành máy móc.
Quá Liều Không áp dụng.
Chống chỉ định Không được dùng PNEUMO 23 khi:
– Bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của PNEUMO 23 (xem mục Thành phần) hay trước đây đã từng bị phản ứng dị ứng sau khi tiêm PNEUMO 23 hay vắc-xin có chứa thành phần tương tự.
– Khi bị nhiễm khuẩn đang sốt cao.
Tác dụng ngoại ý Cũng như các dược phẩm khác, PNEUMO 23 có thể gây tác dụng không mong muốn, mặc dù không phải ai cũng bị tác dụng không mong muốn.
Phản ứng dị ứng: Cần phải được hỗ trợ y khoa khẩn cấp nếu sau khi tiêm vắc-xin mà gặp bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng được liệt kê dưới đây, hay bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào:
– Khó thở, môi hay lưỡi xanh tím,
– Tụt huyết áp (gây chóng mặt) và ngất,
– Sốt, khó ở kèm với đau hay viêm, sưng khớp và đau cơ,
– Sưng mặt, môi, lưỡi và/hoặc họng và cổ,
– Sưng bàn tay, bàn chân hay mắt cá chân,
– Mày đay (da bị sưng) và phát ban.
– Nếu bị phản ứng dị ứng, thì thường xảy ra rất sớm sau khi tiêm, khi người được tiêm vắc-xin còn ở tại cơ sở tiêm chủng.
Các tác dụng không mong muốn: Dựa trên các báo cáo tự phát trong quá trình lưu hành, các tác dụng không mong muốn sau đây đã được báo cáo. Không thể tính toán chính xác tần suất gặp các tác dụng không mong muốn này.
Các tác dụng không mong muốn này rất hiếm gặp (tỷ lệ thấp hơn 1/10.000).
Trong các tác dụng không mong muốn, thường gặp nhất sốt và phản ứng tại vị trí tiêm.
– Sưng hạch (bệnh hạch bạch huyết).
– Đau đầu.
– Co giật kèm với sốt cao (co giật do sốt cao), đặc biệt là ở trẻ em.
– Phát ban, mày đay toàn thân.
– Đau cơ, đau khớp.
– Viêm lớp sâu của da (viêm mô tế bào) tại vị trí tiêm.
– Phản ứng tại nơi tiêm như: đau, đỏ, sưng và nốt hay mảng cứng.
– Sưng nề chi đã tiêm vắc-xin.
– Sốt.
– Cảm thấy mệt mỏi.
– Cảm thấy khó ở trong người.
– Phản ứng viêm khu trú quanh vị trí tiêm (phản ứng kiểu Arthus): đau, sưng, nốt hay mảng cứng, đôi khi nhức nhối. Các phản ứng này có thể hồi phục, không ảnh hưởng kéo dài và thường xảy ra ở những người có nồng độ kháng thể  kháng phế cầu cao khi tiêm vắc-xin.
Bảo quản Bảo quản ở nhiệt độ từ +2oC đến 8oC (trong tủ lạnh). Không được để đông băng.
Phân loại MIMS Vaccin, kháng huyết thanh & thuốc miễn dịch [Vaccines, Antisera & Immunologicals]
Phân loại ATC J07AL01 – pneumococcus, purified polysaccharides antigen ; Belongs to the class of pneumococcal bacterial vaccines.
Trình bày/Đóng gói Dung dịch tiêm: hộp 1 bơm tiêm nạp sẵn 0,5ml vắc-xin.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *