– Chỉ định:
Heberbiovac được chỉ định cho việc tạo miễn dịch chủ động để phòng ngừa bệnh do viêm gan siêu vi B (HBV) cho tất cả các đối tượng (người lớn và trẻ em), và ngăn ngừa các hậu quả tai hại của các bệnh do viêm gan B như: Viêm gan B cấp và mãn tính, xơ gan, ung thư gan nguyên phát.
Đặc biệt vắc xin được chỉ định cho các đối tượng có nguy cơ cao như:
- Cán bộ y tế thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân: Bác sỹ nha khoa, đa khoa, bác sỹ phẫu thuật và các trợ lý, y sỹ, y tá, kỹ thuật viên xét nghiệm máu….những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, máu và các chế phẩm từ máu.
- Nhân viên làm vệ sinh tại bệnh viện hoặc các nhà xác, nhà tang lễ, giải phẫu xác chết.
- Các bệnh nhân thường xuyên truyền máu hoặc nhận các chế phẩm từ máu, người được ghép tạng.
- Người du lịch đến nơi có nguy cơ cao.
- Trẻ sơ sinh từ bà mẹ nhiễm viêm gan B
- Người quan hệ tình dục bừa bãi, đồng tính luyến ái, gái mại dâm.
- Người tiêm chích ma túy.
- Cảnh sát hoặc nhân viên trông coi trong các trại tạm giam, trại tù…
– Lịch tiêm:
- Người lớn và trẻ em > 10 tuổi dùng liều 20mcg/1ml
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dùng liều 10mcg/0,5ml
– Lựa chọn 1 trong 3 phác đồ sau:
- Phác đồ 0,1,2 và mũi nhắc lúc 12 tháng tuổi. Liều đầu tiêm sơ sinh trong vòng 24h đầu, các mũi tiếp theo cách nhau tối thiểu 1 tháng.
- Phác đồ: 0,1,6 tháng
– Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
– Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1
– Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1
– Đường dùng:
- Lắc lọ vắc xin trước khi tiêm
- Tiêm vùng bắp sâu cơ delta
- Trẻ nhỏ tiêm ở mặt trước của đùi
– Chống chỉ định:
- Không chủng ngừa cho các đối tượng đang sốt cao hoặc mắc bệnh nặng cấp tính.
- Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
– Thận trọng:
- Chưa có dữ liệu nghiên cứu lâm sàng trên đối tượng phụ nữ mang thai.
- Không phòng ngừa được cho đối tượng tại thời điểm tiêm vắc xin đã nhiễm viêm gan B hoặc đang ủ bệnh viêm gan B (thời gian ủ bệnh viêm gan B có thể là 6 tháng hoặc lâu hơn nữa)
- Không được tiêm tĩnh mạch trong bất cứ trường hợp nào.
- Ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch, có thể đáp ứng miễn dịch không cao, chính vì vậy cân nhắc sử dụng tiêm liều cao gấp đôi.
- Cũng giống như tất cả các loại vắc xin khác, phải luôn chuẩn bị sẵn các phương tiện y tế để đề phòng shock phản vệ.
– Tác dụng không mong muốn:
- Các phản ứng nhẹ tại chỗ tiêm như: mẩn đỏ đau tại chỗ tiêm, chỗ tiêm nổi cứng.
- Các phản ứng khác có thể có: Sốt, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi…tuy nhiên chưa có bằng chứng rõ ràng liên quan đến việc tiêm vắc xin.
– Bảo quản vắc xin:
- Bảo quản và vận chuyển vắc xin ở nhiệt độ từ 2 tới 8 độ C
- Không được để vắc xin đông đá.