Td

Vắc-xin Td hay còn gọi là vắc-xin uốn ván bạch hầu. Vắc-xin này kết hợp từ giải độc tố uốn ván và giải độc tố bạch hầu tinh chế và hấp phụ bằng Aluminium phosphate. Vắc-xin được chỉ định để phòng bạch hầu và uốn ván cho người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên.

 Liều tiêm :

Liều tiêm vắc-xin bạch hầu uốn ván là 0,5ml:

  • Đối với trẻ 7 tuổi trở lên mà trước đó đã được tiêm phòng cơ bản, đủ liều phòng bạch hầu và uốn ván thì tiêm nhắc lại 1 liều vào lứa tuổi thứ 7. 10 năm tiêm phòng lại 1 lần để củng cố miễn dịch.
  • Với trẻ từ 7 tuổi trở lên nhưng trước đó chưa được tiêm vắc-xin phòng uốn ván, bạch hầu, thì cần tiêm 3 mũi. Mũi thứ 2 phải cách mũi thứ nhất 1 tháng. Mũi 3 cách mũi 2 khoảng 6 tháng. Sau nó nếu cần thiết thì cũng 10 năm tiêm nhắc lại 1 lần.

– Tác dụng phụ :

Bất cứ loại vắc-xin nào cũng đều có nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ. Đối với vắc-xin Td, các tác dụng phụ có thể xảy ra như:

  • Đau, đỏ và sưng tấy tại chỗ tiêm
  • Có thể xuất hiện triệu chứng nhức đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi
  • Triệu chứng hiếm gặp là đau nặng, chảy máu, áp xe, viêm dây thần kinh ngoại biên.

– Chỉ định :

Vắc-xin Td chỉ định tiêm trong trường hợp:

  • Vắc-xin Td chỉ định tiêm cho trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn khi muốn phòng bệnh bạch hầu và uốn ván.

– Chống chỉ định :

Vắc-xin Td chống chỉ định tiêm trong trường hợp:

  • Dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng sau khi tiêm một liều của bất kỳ loại vắc-xin nào có chứa bạch hầu hoặc uốn ván thì không nên tiêm vắc-xin Td.
  • Không tiêm vắc-xin Td khi bị nhiễm trùng cấp tính mà phải đợi đến đi hết nhiễm trùng.
  • Không tiêm đường bắp cho người bị rối loạn chảy máu hoặc giảm tiểu cầu.

– Thận trọng khi sử dụng :

  • Đối tượng đang sốt cao cấp tính (hoãn tiêm cho đến khi trẻ hết sốt).
  • Thăm khám trước khi tiêm để loại trừ những trường hợp chống chỉ định, bảo đảm an toàn và hạn chế các tác dụng bất lợi của vắc xin trong lúc tiêm chủng.
  • Không tiêm quá liều vắc xin.
  • Không tiêm vắc xin vào mạch máu, tránh sốc phản vệ.
  • Đôi khi tại chỗ tiêm xuất hiện nốt cứng kéo dài 2 – 3 tuần rồi tự khỏi.
  • Nếu tiêm kết hợp với vắc xin khác hoặc huyết thanh miễn dịch thì tiêm vắc xin Td khác vị trí.
  • Nếu tiêm nhầm vắc xin vào dưới da thì phản ứng phụ sẽ rất rầm rộ do vắc xin chứa tá chất nhôm.
  • Luôn có sẵn thiết bị và phác đồ phòng sốc phản vệ.
  • Thăm khám trước khi tiêm để loại trừ những trường hợp chống chỉ định, bảo đảm an toàn và hạn chế các tác dụng bất lợi của vắc xin trong lúc tiêm chủng.

– Tác dụng không mong muốn :

  • Phản ứng tại chỗ như đau, quầng đỏ, sưng nhẹ tại vị trí tiêm (từ 10% – 75% trường hợp).
  • Đôi khi có sốt nhẹ 38 độ C – 39 độ C, vài ngày sau tự hết.
  • Áp xe vô khuẩn khoảng 6 – 10 trường hợp/1 triệu liều.
  • Có thể xuất hiện phản ứng phụ toàn thân như sốt, đau cơ cánh tay, đau đầu (khoảng 10% trường hợp).
  • Các phản ứng phụ nói chung là nhẹ và tự khỏi.
  • Có thể xuất hiện viêm dây thần kinh ngoại biên, hội chứng Guillain-Barré nhưng rất hiếm gặp.

– Đối với phụ nữ có thai và cho con bú :

  • Không chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.

– Tương tác thuốc :

  • Nếu đang dùng thuốc hoặc muốn tiêm cùng với các vắc xin khác vào cùng một thời điểm, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Người đang dùng các thuốc hoặc liệu pháp gây ức chế miễn dịch có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch của vắc xin TD (Không áp dụng với liệu pháp Corticosteroid ngắn hạn dưới 2 tuần).

– Bảo quản :

  • Vắc xin nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, và không được để đông băng.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *